Xuất xứ tên gọi Thế hệ Millennials

Các thành viên của đoàn hệ nhân khẩu học này được biết đến như là thế hệ Millennials bởi vì họ trở thành người trưởng thành trong giai đoạn chuyển giao thiên niên kỷ.[2]

Tác giả William Strauss và Neil Howe được cho rằng là đã đặt tên cho thế hệ này là thế hệ Millennials.[3] Họ đặt ra khái niệm này vào năm 1987, đây là khoảng thời gian những đứa trẻ sinh năm 1982 bước vào mẫu giáo và các phương tiện truyền thông lần đầu tiên nói về mối liên kết của những đứa trẻ thế hệ này với thiên niên kỷ mới. Bởi vì các đứa trẻ này sẽ tốt nghiệp trung học vào năm 2000 – thời điểm khởi đầu của thiên niên kỹ mới.[4] William Strauss và Neil Howe đã viết về thế hệ này trong các cuốn sách của họ là Generations: The History of America's Future, 1584 to 2069 (1991),[5] và Millennials Rising: The Next Great Generation (2000) [4].

Vào tháng 8 năm 1993, một biên tập của Advertising Age đặt ra tên gọi thế hệ Y để mô tả những thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 13 đến 19 (sinh từ năm 1974 đến 1980), những người này trong thời điểm đó không được xem là thế hệ X.[6] Tuy nhiên, những người sinh 1974 – 1980 sau này được cho là giai đoạn cuối của thế hệ X[4], và đến năm 2003, Ad Age đã thay đổi thời điểm bắt đầu của thế hệ này đến năm 1982 [7].

Thế hệ Millennials còn được gọi là thế hệ “Echo Boomers” [8] bởi vì họ là thế hệ sau của thế hệ Baby Boomers và bởi vì sự gia tăng tỷ lệ sinh trong những thập niên 1980 – 1990.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thế hệ Millennials http://www.ronberk.com/articles/2010_leverage.pdf http://usatoday30.usatoday.com/money/advertising/s... https://adage.com/article/creativity-pick-of-the-d... https://www.axios.com/generation-alpha-millennial-... https://www.bbc.com/worklife/article/20190405-why-... https://www.economist.com/graphic-detail/2019/06/2... https://business.linkedin.com/talent-solutions/blo... https://www.nytimes.com/2015/09/19/fashion/meet-al... https://psychcentral.com/blog/the-death-of-tv-5-re... https://www.straitstimes.com/world/europe/developi...